Kiểm định an toàn tủ điện và các thiết bị đóng cắt

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN KHÔI VIỆT PHÁT banner

Hotline: 0934 620 879

Email: khoivietphat@gmail.com

Kiểm định an toàn tủ điện và các thiết bị đóng cắt
Ngày đăng: 9 tháng trước

     Tủ điện là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện.

 

 

     Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mạng điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

 

 

Kiểm định tủ điện để đảm bảo an toàn điện

 

 

 

 

     Trong các công trình lớn như các nhà xưởng, nhà máy xí nghiệp thì tủ điện đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tùy từng khu vực và nhiệm vụ mà tủ điện nhà xưởng có thể phân thành 2 loại chính:

 

 

     + Tủ điện điều khiển: Tủ được sử dụng để điều khiển hoạt động của các động cơ làm việc độc lập và làm việc theo quy trình công nghệ, tủ có thể vận hành bằng tay hoặc tự động. Lắp đặt tại máy sản xuất trong nhà máy công nghiệp;

 


     + Tủ điện phân phối: Tủ điện phân phối tổng sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là yếu tố quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện phân phối được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp….

 

 

     Việc kiểm định tủ điện, thiết bị đóng cắt được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục.

 

 

1/ Quy trình kiểm định tủ điện

 


     Kiểm tra hồ sơ, lý lịch, tài liệu có liên quan đến thiết bị:

 

 

+ Kiểm tra bên ngoài;

 

 

+ Đo điện trở cách điện;

 

 

+ Đo điện trở của các cuộn dây;

 

 

+ Kiểm tra độ bền của điện môi;

 

 

+ Đo điện trở tiếp xúc;

 

 

+ Đo dòng điện rò;

 

 

+ Đo các thông số đóng cắt thiết bị;

 

 

+ Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm

 

 

 

 

2/ Xử lý kết quả kiểm định

 

 

     Nếu kiểm tra đạt yêu cầu thì dán tem và cấp giấy chứng nhận kiểm định. Nếu còn một số vấn đề chưa đạt thì kiến nghị cơ sở khắc phục và sẽ kiểm tra lại sau khi hoàn tất việc sửa chữa.

 

 

3/ Chu kỳ trong quy trình kiểm định tủ điện

 


- Kiểm định lần đầu: Trước khi đưa thiết bị, dụng cụ vào sử dụng;

 

 

- Kiểm định định kỳ: Kiểm định trong quá trình sử dụng và sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Thời hạn kiểm định tối đa là 3 năm;

 

 

- Kiểm định bất thường: Kiểm định theo yêu cầu của đơn vị sử dụng thiết bị, khi thiết bị gặp sự cố và đã khắc phục xong hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

 

 

Chia sẻ:
Zalo
Hotline