Là câu hỏi mà khá phổ biến từ nhiều chủ doanh nghiệp. Sau đây chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi trên và cung cấp thêm cho bạn thêm một vài thông tin hữu ích khác nữa:
Điều 19 của quy trình cấp điện do Tổng Công ty Điện lực quy định như sau:
" Khách hàng đề nghị mua điện với công suất đăng ký từ 40kW trở lên, tùy theo khả năng cung cấp của lưới điện hạ áp hiện hữu. Đơn vị điện lực và khách hàng thỏa thuận việc đầu tư xây dựng đường dây trung áp và trạm biến áp để cung cấp điện cho khách hàng".
Như vậy, với công suất từ 40KW (dòng điện khoảng 80A) trở lên, khách hàng cần phải lắp đặt trạm biến áp.
Thủ tục hạ trạm biến áp với điện lực
Để lắp trạm biến áp riêng, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- 01 Giấy đề nghị mua điện hoặc Công văn đề nghị mua điện;
- 01 Bản sao giấy tờ xác định địa điểm mua điện;
- 01 bản sao giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện đối với khách hàng không phải sử dụng điện vào mục đích sinh hoạt;
- 01 bộ Hồ sơ đề nghị đấu nối điện theo quy định của Bộ Công Thương gồm có:
- Hồ sơ đề nghị đấu nối;
- Sơ đồ nguyên lý thiết bị chính ở sau điểm đấu nối;
- Tài liệu kỹ thuật trang thiết dự kiến đấu nối, thời gian dự định hoàn thành dự án, các số liệu kinh tế – kỹ thuật liên quan.
Các loại máy biến áp phù hợp công trình nhỏ
Có nhiều loại máy biến áp, nhưng đối với công trình nhỏ như khách sạn, văn phòng công suất dưới 560KVA, bạn có thể tham khảo 2 loại sau:
- Trạm biến áp ngoài trời - kiểu đặt trên trụ thép: Là loại trạm biến áp mà hầu hết các thiết bị đều được đặt ngoài trời. Có kiểu dáng gọn gàng, dễ nhìn, bên ngoài công trình nên dễ thao tác, vận hành, tiết kiệm không gian bên trong.
- Trạm biến áp đặt trong nhà: Ưu điểm của trạm biến áp đặt trong nhà giúp cho việc đấu nối phía hạ thế thuận tiện hơn, nhưng để đảm bảo an toàn phải có phòng riêng hoặc hàng rào thép bảo vệ.