Cần đảm bảo tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật thi công hệ thống điện sẽ đảm bảo công trình an toàn, giảm thiểu các rủi ro.
Khi bắt đầu xây dựng một công trình nhà ở hay nơi làm việc, điều quan trọng nhất là đảm bảo được tính an toàn và khả năng kết nối của mạng lưới điện. Vậy làm thế nào để có được một hệ thống điện đáp ứng đúng tiêu chuẩn? Bài viết dưới đây sẽ đề cập những lưu ý quan trọng giúp việc thi công hệ thống điện diễn ra bài bản và trơn tru.
Thiết kế hệ thống điện trước khi thi công
Mọi người thường quá quan tâm về thiết kế và kiến trúc của công trình mà lơ là hệ thống điện.
Đây là một sai lầm nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến sự vận hành của ngôi nhà sau này. Thậm chí, nó còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ do không đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật.
Để quá trình này không xảy ra sai sót, hãy nhờ cậy tới sự trợ giúp của các chuyên gia. Hiện nay có rất nhiều đơn vị chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, cung cấp các gói tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống điện an toàn, giúp tối ưu hóa chi phí.
Tiếp cận bản thiết kế thông minh cùng đội nhóm có năng lực sẽ là bước đệm giúp việc triển khai hệ thống điện trở nên dễ dàng hơn.
Tính toán, lựa chọn sơ đồ cấp điện phù hợp với ngôi nhà
Tùy vào số lượng nguồn cấp điện năng hiện có mà lựa chọn sơ đồ phù hợp. Mỗi loại hình căn hộ sẽ yêu cầu một bản vẽ khác nhau.
Hiện nay trên thị trường có ba loại:
- Hộ loại I yêu cầu phải có 2 nguồn cấp
- Hộ loại II có thể linh hoạt lấy năng lượng từ một trong hai nguồn
- Hộ loại III chỉ có thể sử dụng điện từ một nguồn duy nhất
Bản sơ đồ cấp điện cần ưu tiên tính an toàn, đảm bảo tuyệt đối cho người vận hành. Ngoài ra, các yêu cầu khác như tính đơn giản, dễ vận hành, ứng dụng công nghệ tự động hóa và khả năng tùy biến linh hoạt khi xử lý sự cố cũng cần được lưu ý. Cuối cùng, nhà đầu tư nên cân nhắc tính kinh tế, tối ưu hóa chi phí thi công hệ thống điện trên tổng diện tích sử dụng.
Phân chia phụ tải và lựa chọn tiết diện dây dẫn, aptomat phù hợp
Sau khi đã hoàn thành xong sơ đồ cấp điện, cần phân chia phụ tải để chọn dây dẫn và aptomat phù hợp.
Điều này đòi hỏi tính chính xác cao vì nếu làm sai thì hậu quả sẽ rất là nghiêm trọng.
- Nhỏ hơn phụ tải thực tế sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bị điện, ảnh hưởng đến công năng vật dụng trong nhà. Ngoài ra, nó còn tiềm ẩn các sự cố chập điện, gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.
- Lớn hơn phụ tải thực tế sẽ gây lãng phí trong hệ thống do toàn bộ nguồn điện năng chưa được khai thác triệt để, thiết bị điện chưa được hoạt động hết công suất.
Về nguyên tắc chọn dây điện, cần phải đảm bảo cường độ dòng điện tối đa của dây dẫn lớn hơn cường độ dòng định mức của aptomat. Đồng thời, đảm bảo cường độ dòng điện tối đa của phụ tải phải nhỏ hơn cường độ dòng định mức aptomat. Kiểm tra kỹ ở bước này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc khi thi công hệ thống điện cho toàn công trình.
Lắp đặt hệ thống chống sét
Việt Nam thường có mưa lớn kéo dài với hiện tượng sét đánh xảy ra khá thường xuyên. Do vậy, lắp đặt hệ thống chống sét là việc nên làm để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà cũng như các thiết bị điện.
Hệ thống chống sét bao gồm:
- Kim thu sét
- Cọc tiếp địa (khuôn hàn hóa nhiệt và thuốc hàn hóa nhiệt để thi công đóng cọc)
- Hóa chất giảm điện trở
- Thiết bị cắt sét và chống sét lan truyền
- Đồng hồ đo điện trở hệ thống điện
Ở thời điểm hiện tại, sử dụng kim thu sét tia tiên đạo một trong những lựa chọn hàng đầu. Công nghệ này đảm bảo an toàn tuyệt đối vì nó chủ động phóng tia điện để thu sét về và truyền xuống đất. Một số loại kim thu sét tia tiên đạo phổ biến hiện nay là kim thu sét Bakiral.
Đảm bảo thi công đúng kỹ thuật
Ở đầu bài, chúng tôi đã lưu ý về tầm quan trọng khi sở hữu bản thiết kế hệ thống điện chi tiết và bài bản, vì đây là bước đệm rất quan trọng trong công tác chuẩn bị. Sau khi đã tham vấn được sơ đồ phù hợp, tiến trình thi công hệ thống điện căn bản sẽ tiến hành như sau:
- Đầu tiên, các đường ống bảo vệ sẽ được triển khai.
- Sau đó là cáp điện, gắn trực tiếp vào đường ống.
- Tiếp theo là tủ điện, bảng điện dẫn điện năng vào từng không gian sử dụng.
- Sau khi tủ điện được lắp đặt, các công tắc đèn, ổ cắm điện sẽ được kết nối.
- Cuối cùng là thực hiện công tác đấu nối, nghiệm thu các mối dây và thử nghiệm vận hành toàn hệ thống.
Vì tiến trình này có rất nhiều bước và yêu cầu tính tỉ mỉ, chính xác cao, nên nếu chưa tự tin về tay nghề kỹ thuật của mình, bạn hãy để người có chuyên môn đảm nhận công việc. Sự chính xác về mặt kỹ thuật khi thi công hệ thống điện giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, quan trọng hơn cả là mang lại sự an toàn lâu dài cho công trình.
Tách riêng hệ thống điện nặng và điện nhẹ
Trong hệ thống cơ điện, hai nguồn điện nặng và điện nhẹ là hai hạng mục giúp tạo nên động lực truyền tải cơ điện đến các phụ tải tiêu thụ. Từ đó, biến điện năng thành cơ năng, nhiệt năng để phục vụ cho đời sống người dân.
Việc tách riêng điện nặng và điện nhẹ giúp bảo vệ độ ổn định của đường truyền, hỗ trợ xây dựng hệ thống tiếp đất chống sét, góp phần duy trì an toàn cho mạng lưới điện. Vậy nên đây là một điều quan trọng nên lưu ý khi thi công hệ thống điện.
Thực hiện bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công được dùng để tái hiện tình trạng thực tế của hệ thống điện sau đơn vị thi công đã hoàn thành quá trình thi công. Nói cách khác, đây là bản vẽ được thành lập dựa trên cơ sở thực nghiệm thiết kế đã có trước đó.
Trong bản vẽ hoàn công, toàn bộ kích thước được đưa về số đo thực tế để bạn có thể xem xét quy trình thực hiện. Dựa trên cơ sở này, bạn có thể đánh giá những điểm chưa hoàn thiện cũng như các sai sót (nếu có). Ví dụ như lỗi trong hệ thống điện, mạch nước ngầm, hoặc thay thế một vài bộ phận trong công trình.
Mỗi đơn vị thi công hệ thống điện nước đều phải đảm bảo thực hiện đầy đủ bản vẽ thiết kế thi công và bản vẽ hoàn công. Nếu đơn vị nào không làm được hai điều này, chứng tỏ họ làm việc không chuyên nghiệp và không đáng tin cậy, bạn không nên giao công trình của mình cho họ.