Với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa thì hiện nay nhu cầu về nguồn năng lượng điện ngày một lớn kéo theo đó là sự xuất hiện của của các trạm biến áp có công suất hoạt động lớn để nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu nguồn năng lượng mà con người cần tiêu thụ. Các trạm biến áp đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hệ thống năng lượng cho từng hoạt động kinh tế xã hội. Trạm biến áp là gì và phân loại trạm biến áp chắc hẳn là một trong số các câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
1. Trạm biến áp là gì?
Trạm biến áp được biết đến là thiết bị tĩnh điện có tác dụng dùng nhằm mục đích để truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quanh chiều giữa các mạch điện thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ.
Trạm biến áp cũng chính là nơi đặt máy biến áp và các thiết bị phân phối điện khác nhằm tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh làm nhiệm vụ cung cấp điện.
2. Các loại trạm biến áp
Phân loại trạm biến áp theo điện áp:
Phân loại trạm biến áp theo điện áp thì có 4 loại trạm biến áp, cụ thể:
– Siêu cao áp: Trạm biến áp có điện áp lớn hơn 500kV.
– Cao áp: Trạm biến áp có điện áp 66kV, 110kV, 220kV và 500kV.
– Trung áp: Gồm các trạm biến áp có điện áp 6kV, 10kV, 15kV, 22kV và 35kV.
– Hạ áp: Là những trạm biến áp có điện áp nhỏ hơn thường là 0,4kV và 0,2kV.
Phân loại trạm biến áp theo điện lực:
– Trạm biến áp trung gian:
Trạm biến áp trung gian được biết đến là trạm biến áp có nhiệm vụ nhận điện ở cấp điện áp 110kV – 220kV rồi chuyển thành cấp điện áp 22kV – 35kV. Các trạm biến áp này thường đặt ngoài trời do công suất của trạm rất lớn, máy biến áp và các thiết bị đóng cắt bảo vệ cũng có kích thước không nhỏ.
– Trạm biến áp phân phối:
Trạm biến áp phân phối nhận điện từ trạm biến áp trung gian rồi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ biến đổi điện năng từ 22kV – 35kV ra 0,4kV – 0,22kV. Đây là trạm biến áp phổ biến dùng trong mạng hạ áp dân dụng tòa nhà hoặc nhà máy phân xưởng mà thường thấy nhất là trạm 22/0,4kV.
Các loại trạm biến áp phân phối thường có các kiểu: trạm treo, trạm giàn, trạm bệt, trạm kín (trạm điện áp trong nhà) và trạm Kios. Các loại này đều có nhiệm vụ như nhau nhưng tùy vào môi trường, đặc điểm địa hình, mỹ quan và kinh phí đầu tư mà chọn loại trạm phù hợp. Cụ thể:
+ Trạm biến áp treo:
Trạm biến áp treo được hiểu là trạm mà toàn bộ các thiết bị cao hạ áp và máy biến áp đều được treo trên cột. Máy biến áp thường là loại một pha hoặc tổ ba máy biến áp một pha. Tủ hạ áp được đặt trên cột.
+ Trạm biến áp giàn:
Cấu tạo đặc trưng của trạm biến áp treo là máy biến áp được đặt trên giá đỡ giữa hai cột trụ lớn, cấp điện áp điện 35kV, 22kV/0,4kV.
+ Trạm biến áp bệt:
Trạm biến áp bệt thường thấy phổ biến ở nơi có nơi có địa hình, đất đai thuộc vùng nông thôn, cơ quan, xí nghiệp vừa và nhỏ. Đặc điểm hình dạng của trạm bệt là thiết bị cao áp đặt trên cột, tủ phân phối hạ áp đặt trong nhà và máy biến áp thường đặt bệt trên bệ xi măng dưới đất. Xung quanh trạm được bảo vệ bởi tường rào nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
+ Trạm kín:
Trạm kín chính là loại trạm mà máy biến áp và các thiết bị điện được lắp đặt trong nhà. Trong mỗi nhà trạm sẽ có 3 phòng gồm phòng cao áp, phòng máy điện áp và phòng hạ áp. Loại trạm này được sử dụng phổ biến tại nơi có mật độ dân cư cao như các khu đô thị, khu dân cư mới để đảm bảo mỹ quan và an toàn với người sử dụng.
+ Trạm Kios:
Trạm Kios chính là trạm điện áp được chế tạo lắp đặt hợp bộ trong vỏ trạm bằng tôn và khung kim loại kín. Loại trạm này có 3 khoang gồm: Khoang trung thế, khoang hạ thế và khoang máy biến áp. Trạm điện áp này được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống điện trung thế trong công nghiệp, khu dân sinh và các tòa nhà cao tầng.