Thời tiết luôn là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến ngôi nhà của chúng ta, sấm sét cũng vậy. Để bảo vệ công trình khỏi sự phá hoại của sấm sét, nhất là ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị điện, việc lắp đặt hệ thống chống sét là vô cùng cần thiết. Hôm nay, hãy cùng Khôi Việt Phát tìm hiểu công dụng và nguyên lý làm việc của hệ thống chống sét được lắp đặt tại nhà.
Hệ thống chống sét là gì?
Hệ thống chống sét là hệ thống thu sét và dẫn truyền điện tích xuống đất để tránh gây thiệt hại cho công trình xây dựng.
Cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh của một tòa nhà, điện tích trong sét sẽ được dẫn xuống đất thông qua dây dẫn điện để tiếp xúc với mặt đất hoặc “đất” thông qua một hệ thống tiếp địa (điện cực tiếp đất ), được thiết kế để bảo vệ tòa nhà (vị trí cần chống sét ) trong trường hợp sét đánh vào tòa nhà hay vị trí cần chống sét.
Cấu tạo của hệ thống chống sét
Một hệ thống chống sét trực tiếp thông thường bao gồm: kim thu sét, dây dẫn sét bằng đồng nguyên chất, hộp kiểm tra điện trở và cọc tiếp địa chống sét.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống sét
Khi sét đánh xuống mục tiêu là trình xây dựng (vị trí cần chống sét ) luồng điện cao thế sẽ đánh vào Kim thu sét sau đó được truyền xuống mặt đất thông qua dây dẫn, thay vì đi qua tòa nhà, nơi nó có thể gây ra một vụ nổ gây hư hại công trình( hiện tượng sấm ta thường gọi) , hay đám cháy hoặc giật điện gây nguy hiểm cho con người.
Vì sao cần lắp đặt hệ thống chống sét?
Nếu bạn thắc mắc vì sao ngày xưa các cụ vẫn sống tốt dù không có hệ thống chống sét, thì hãy nhớ rằng, trong ngôi nhà của chúng ta bây giờ có nhiều thiết bị điện hơn rất nhiều so với vài chục năm về trước. Và nếu bị sét đánh trúng, các thiết bị điện ấy chính là mối nguy trực tiếp đến tính mạng của chúng ta.
Bởi vậy, việc lắp đặt hệ thống chống sét là vô cùng cần thiết, nó giúp đánh lạc hướng dòng điện nếu ngôi nhà lỡ bị sét đánh trúng, bảo vệ các thiết bị đồ dùng trong nhà, cũng là bảo vệ chính tính mạng của chúng ta.